Mở cửa: 9:00 - 18:00 Từ Thứ Hai đến Chủ nhật

Tắc tia sữa là gì? Dấu hiệu và cách điều trị tắc tia sữa tại nhà

Với các mẹ sau sinh thì bị tắc tia sữa được coi là nỗi kinh hoàng đáng sợ nhất. Bởi nó không những gây ra những cơn đau buốt, mệt mỏi cho mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng nguồn kháng thể thiết yếu từ sữa mẹ.

Tình trạng tắc tia sữa lâu ngày mà không có những cách điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số bệnh rất nghiêm trọng như viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú và nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe khác.

Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tắc tia sữa là gì? Những dấu hiệu cho thấy bị tắc tia sữa và cách điều trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt. Bài viết hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu: “Tắc tia sữa là gì? Dấu hiệu và cách điều trị tắc tia sữa tại nhà”.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng ống dẫn sữa bị thu nhỏ lại khiến cho dòng sữa không thể nào chảy ra ngoài một cách dễ dàng, khi tích tụ lâu dần sẽ gây ra hiện tượng bít tắc. Chỗ bít tắc sẽ hình thành cục cứng và bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này khiến cho việc em bé bú cũng như quá trình hút sữa tích trữ của mẹ đau đớn gặp nhiều khó khăn.

Thời điểm nào dễ bị tắc tia sữa nhất

Tình trạng tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào sau khi sinh. Tuy nhiên, Thời điểm dễ bị tắc tia sữa nhất mà thường hay gặp là ở trong tuần sinh đầu tiên (khoảng 2-3 ngày sau sinh) Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức. Nếu không được can thiệp kịp thời tắc tia sữa có thể làm cho mẹ nhiễm trùng đôi khi cũng gặp trường hợp tắc tia sữa bị sốt hay tắc trầm cảm sau sinh…

Dấu hiệu bị tắc tia sữa là gì

Tùy theo cơ địa của từng người mẹ mà tắc tia sữa sẽ có những dấu hiệu bị tắc tia sữa khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chị em tắc tia sữa đều có những dấu hiệu như sau:

  • Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít dù mẹ vắt hút
  • Ngực mẹ luôn trong trạng thái căng cứng, nóng ran
  • Bên trong ngực nổi một hoặc nhiều cục cứng do quá trình tích tụ sữa lâu ngày và vón cục
  • Ngực mẹ căng cứng kèm cảm giác đau nhức, khó chịu
  • Ngực mẹ cương lên và to hơn so với bình thường

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bị tắc sữa?

  • Mẹ có quá nhiều sữa:

Trường hợp mẹ có quá nhiều sữa em bé ti không hết và mẹ không vắt hoặc dùng máy hút kiệt sữa sẽ khiến cho lượng sữa dư thừa tồn đọng trong ống dẫn sữa. Sữa tồn đọng vẫn còn nhưng sữa mới vẫn tiếp tục sản sinh không ngừng khiến tình trạng thừa sữa và tồn sữa càng them nghiêm trọng. Quá trình sữa không được thoát ra ngoài dẫn đến những cục vón trong ống dẫn gây bít tắc tia sữa

  • Mẹ mới sinh:

Vài ngày sau sinh (khoảng 2-3 ngày) sữa mẹ bắt đầu sản xuất nhiều nhưng lại chưa thể chảy ra hoặc có thể do em bé chưa ngậm đúng khớp ngậm khiến sữa không đẩy hết ra ngoài dẫn đến tình trạng vón cục, ứ đọng gây tắc tia sữa

  • Bé không bú thường xuyên:

Sữa liên tục sản xuất bên trong bầu ngực mẹ. Tuy nhiên, nếu em bé không bú thường xuyên, mẹ không thường xuyên vắt kiệt sữa sẽ dễ dẫn đến tắc tia sữa. Thông thường, mẹ sau khi sinh nên cho con tis au 2-3 giờ mỗi cữ. Quá trình để khoảng cách cữ lâu trên 5 tiếng dễ gây tắc tia sữa

  • Nhiễm khuẩn:

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu hoặc vô tình mẹ vệ sinh núm vú không sạch sẽ hay những tổn thương hở tại núm vú tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Khi bị nhiễm khuẩn gây tình trạng mưng mủ tại các mô tế bào của tuyến vú, ống sữa bị viêm bị thu nhỏ sữa không có cách nào chảy ra ngoài được gây tắc tia sữa. Tình trạng không kịp thời can thiệp có thể dẫn đến áp xe vú và nhiều hệ lụy nguy hiểm khác

6 cách điều trị tắc tia sữa tại nhà

Trong những giờ đầu khi tắc sữa, mẹ nên cho em bé ti tích cực và tự chăm sóc bầu vú bằng cách sau:

  1. Dùng túi chườm ấm hoặc bọc chai nước ấm trong khăn vải, massage chườm ấm vùng tắc tia sữa khoảng từ 15-20 phút sau đó cho em bé ti.
  2. Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung hoa quả cho cơ thể.
  3. Vệ sinh sạch sẽ bầu vú mỗi lần trước và sau khi con ti xong.
  4. Nên cho em bé ti thường xuyên, mẹ nhiều sữa quá thì dùng máy hút sữa hút kiệt hết sữa tránh tình trạng ứ đọng tích tụ lâu dài.
  5. Đun nước lá bồ công anh, lá đinh lăng thay nước lọc hàng ngày và nên uống khi còn ấm để tăng tính hiệu quả.
  6. Chữa tắc tia sữa bằng đu đủ non, cắt thành lát mỏng rồi hơ nóng, đắp lên bầu ngực giúp thông tắc hiệu quả và an toàn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về Tắc tia sữa là gì? Dấu hiệu và cách điều trị tắc tia sữa tại nhà mà Mama Yoshino muốn giới thiệu tới các mẹ. Nếu các mẹ đang gặp vấn đề bị tắc tia sữa mà không thể tự điều trị được. Hãy liên hệ với trung tâm chăm sóc Mẹ và Bé Mama Yoshino để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

  • Mọi chi tiết xin liên hệ:

Mama Yoshino - Chăm Sóc Mẹ và Bé Tiêu Chuẩn Nhật Bản

- Cơ sở 1: Số 40 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.

- Cơ sở 2: Số 270 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

- Cơ sở 3: Ngã tư Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội

- Hotline: 0971.493.999

- Email: Mamayoshino2021@gmail.com

- Website: Mamayoshino.com

Các chi nhánh Mama Yoshino
1. TÂY HỒ

Địa Chỉ: Số 40 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.

Tel: 0971.493.999

Google Map:

2. THANH XUÂN

Địa Chỉ: Số 270 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 0971.493.999

Google Map:

3. XUÂN MAI

Địa Chỉ: Ngã tư Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội

Tel: 0971.493.999

Google Map:

Đăng kí trải nghiệm

Lưu ý: Áp dụng cho khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ

Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ của mẹ
Trải nghiệm
Ghi Chú
×
Hotline: 0971.493.999
Facebook
Zalo: 0971.493.999