Cách làm giảm căng sữa sau sinh cho các sản phụ chưa biết
Căng sữa sau sinh là tình trạng phổ biến, mà đại đa số các chị em phụ nữ đều gặp phải sau hành trình sinh nở một vài ngày. Hiện tượng xảy đến do bị phù nề mô tuyến sữa, tạo cảm giác căng tức, đau nhức và gây nóng rát cho bầu ngực của mẹ.
Thế nào là căng sữa sau sinh?
Một thuật ngữ dùng để diễn tả tình trạng đã quá nhiều sữa trong bầu ngực của mẹ, diễn ra chừng 3 - 5 ngày tính từ sau khi mẹ sinh em bé. Đây là kết quả của sự mất kiểm soát giữa các hormone trong cơ thể bà mẹ, gọi là hiện tượng căng sữa sau khi sinh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng căng sữa cho mẹ
Một trong số những nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến tình trạng căng sữa cho mẹ phải nhắc đến bao gồm:
- Prolactin có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra dòng sữa, và oxytocin sẽ “gánh” trọng trách co bóp, kích thích đẩy dòng sữa lưu thông về bầu ngực, để bé hút sữa từ núm vú giúp giải phóng tối đa lượng sữa ra bên ngoài.
Tuy nhiên, khi oxytocin trong cơ thể mẹ không có đủ, nhưng sữa mẹ lại về một cách ồ ạt, làm cho sữa bị ứ đọng, tích tụ và không thể đẩy cùng lúc ra ngoài, gây ra tình trạng căng sữa cho mẹ.
- Mẹ cho bé bú với tư thế không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng căng sữa bên trên.
- Không cho con bú thường xuyên, sữa sản xuất ra sẽ được tích dần trong bầu ngực, nếu ngay khi sinh em bé, mẹ không cho con bú sữa luôn rất dễ xảy ra tình trạng căng sữa sau sinh.
- Dù mẹ đã rất chăm chỉ trong việc cho em bé ti sữa đều đặn thường xuyên, mẹ cũng vô cùng cẩn thận chia nhỏ từng cữ cho bé ăn, tuy nhiên, nếu mẹ quên vệ sinh bầu ngực hoặc không vắt kiệt lượng sữa dư còn lại sau khi con bú, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tắc bít ống sữa. Đây cũng là nguyên nhân gây căng tức ngực ở mẹ.
- Ngoài ra, mẹ mặc các loại áo bó ôm chặt vào ngực dễ dàng khiến cho việc bị chèn ép tuyến sữa không thể chảy ra ngoài, gây tình trạng tắc tia sữa.
Cách làm giảm căng sữa sau sinh
Thử tưởng tượng nếu mẹ đang gặp vấn đề căng tức sữa sau sinh, vậy mẹ sẽ làm cách gì để giúp làm giảm tình trạng đau tức ngực một cách tối đa?
Dưới đây, Mama Yoshino mách mẹ một số cách để hạn chế vấn đề trên, mẹ có thể tham khảo và thực hiện để khắc phục tình trạng của bản thân:
- Mẹ hãy chăm chỉ cho con bú sữa mẹ thường xuyên và đều đặn. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển vượt bậc của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được chuyên gia WHO khuyến khích cho bé sử dụng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời của trẻ.
- Mẹ có thể tự dùng tay hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ vắt sữa bằng máy, để giúp giảm bớt áp lực của dòng sữa lên bầu ngực, hạn chế tình trạng căng tức bầu vú cho mẹ.
- Trước khi cho bé bú hay dùng máy hút sữa, mẹ hãy massage nhẹ nhàng vú để kích đẩy sữa ra ngoài cho con yêu bú, giảm tình trạng căng ngực.
- Nếu cảm thấy căng tức ngực, mẹ có thể thực hiện phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh bầu ngực để làm giảm cơn đau căng tức sữa mà mẹ đang phải trải qua.
- Sau khi trẻ bú xong hoặc mẹ vắt hút sữa, mẹ có thể kết hợp dán miếng cao thông tắc sẽ hiệu quả trong tình trạng sưng tấy, cương tức của mình.
- Ngoài ra, mẹ cũng nên quan tâm đến việc lựa chọn trang phục phù hợp khoác lên người, thay vì mặc những bộ đồ thời trang chật ních, không co giãn 4 chiều khiến mẹ cảm thấy khó chịu, đau nhức mẹ hãy mặc đồ rộng rãi, thoải mái nhất, mềm mại không làm tổn thương vùng ngực cho mình nhé.
Mong rằng với những thông tin mà Mama Yoshino chia sẻ trên đây, có thể giúp ích cho chị em phụ nữ đang gặp vấn đề căng sữa sau sinh theo dõi, cũng như kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình một cách tốt nhất.