Mở cửa: 9:00 - 18:00 Từ Thứ Hai đến Chủ nhật

Các cấp độ và cách chữa tắc tia sữa nặng mẹ nên biết

Giống như bao bệnh lý khác, tình trạng tắc tia sữa ở các mẹ sau sinh hình thành trải qua 6 cấp độ với những biểu hiện từ nhẹ đến nặng khác nhau. Việc biết bản thân đang nằm ở cấp độ nào sẽ giúp quá trình tìm giải pháp điều trị sẽ dễ dàng hơn cho mẹ. Phát hiện càng sớm việc chữa trị sẽ càng dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu các cấp độ tắc tia sữa ở mẹ và các cách chữa tắc tia sữa nặng dưới bài viết này mẹ nhé!

Thời điểm xảy ra tắc tia sữa?

Khoảng 2-3 ngày sau khi sinh em bé, nếu mẹ có biểu hiện cảm thấy bầu ngực nóng ran, căng cứng nặng nề. Khi chạm vào bầu ngực cảm giác như nổi những khối cứng li ti, mặc dù sữa vẫn được tiết ra tuy nhiên dòng sữa chảy ra sẽ ít dần lâu dần sẽ không tiết nữa, vắt cũng không thấy chảy ra

Một số mẹ bỉm sữa khi chớm bị tắc tia có hiện tượng sốt hay bầu ngực đau rát xuất hiện một hoặc nhiều cục cứng, nếu như dòng sữa tích tụ nhiều sẽ khiến sữa đông kết khi đi qua ống dẫn sữa dễ bị mắc kẹt gây nên tình trạng bít tắc tia sữa. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ nhưng nếu mẹ không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy sức khỏe sau này của mẹ.

Nguyên nhân gây ra tắc tia sữa ở mẹ sau sinh?

  1. Nhiễm khuẩn: Trong nước bọt, da và niêm mạc tại mọi vị trí trên cơ thể đều mang vi khuẩn. Chúng tồn tại hòa bình và không gây tổn thương. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường ẩm ướt, không sạch sẽ, các vi khuẩn này biến đổi mạnh mẽ, gây nhiễm khuẩn và gây viêm cho mẹ
  2. Bé cắn núm ti: Việc day núm ti khi em bé bú sẽ dẫn đến núm ti mẹ tổn thương. Từ đó, tạo cơ hội thuận lợi cho việc vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh
  3. Đầu ti không được vệ sinh sạch sẽ: Quá trình trước và sau khi cho em bé bú mẹ không vệ sinh đầu ti hoặc vệ sinh không được sạch vì khi bé ti xong cặn sữa và nước bọt sẽ đọng lại trên núm vú, với môi trường ẩm ướt, dễ phát triển này sẽ là điều kiện cho vi khuẩn hoành hành gây nhiễm khuẩn trên ti mẹ
  4. Mẹ không cho bé ti thường xuyên: Thông thường cứ cách mỗi 2-3 giờ mẹ liên tục cho bé ăn, trường hợp mẹ không cho bé bú thường xuyên, liên tục hoặc hoặc không vắt kiệt hết lượng sữa dư thừa tuy nhiên, sữa mới vẫn tiếp tục được sản sinh sẽ làm bầu ngực căng đầy. Thành phần chất béo trong sữa mẹ ứ đọng trong thời gian dài sẽ đông vón thành cục gây tắc ống dẫn sữa, rối loạn chức năng tiết sữa dẫn tới sưng viêm tắc tia sữa

Các cấp độ của tắc tia sữa?

  1. Cấp độ 1: Đây là giai đoạn mới chớm (khoảng 1-2 ngày đầu) các mẹ có thể áp dụng biện pháp đơn giản tại nhà để điều trị. Lúc này mẹ sẽ có biểu hiện như bầu ngực căng cứng hơn bình thường, người mỏi mệt, sữa chảy nhỏ giọt
  2. Cấp độ 2: Từ 3-4 ngày tiếp theo, lúc này mặc dù chưa tắc tia sữa nặng tuy nhiên các triệu chứng của mẹ cũng trở nặng hơn ban đầu khi mẹ xuất hiện dấu hiệu sốt, cơ thể mệt mỏi, bầu ngực vẫn tiếp tục sưng, vắt không thấy sữa chảy ra hoặc chảy ra rất ít, nắn bầu ngực thấy nổi những khối lổn nhổn
  3. Cấp độ 3: Khoảng 5-6 ngày, bắt đầu chuyển biến qua giai đoạn nặng, cơn đau dữ dội do bầu ngực tiếp tục sưng, sốt cao, nhiều cục sữa đông xuất hiện, vắt không thấy ra sữa, đầu ti tấy đỏ
  4. Cấp độ 4: Ngày thứ 7, lúc này mẹ đang bị tắc sữa rất nặng dễ chuyển qua viêm tuyến sữa cơ thể mẹ bị suy nhược vì sốt cao, cơ thể mất nước, bầu ngực bớt sưng trở mềm do xuất hiện mủ
  5. Cấp độ 5: Từ trên 7 ngày. Đây là cấp độ chuyển từ viêm tuyến vú sang áp xe vú, cơ thể vẫn sốt cao, ngực mềm, bớt sưng, bớt đau nhưng chuyển qua tắc sữa, các khối mủ bị vỡ ra kèm theo chảy máu. Nếu mủ không chảy ra ngoài được thì sẽ đông kết tạo thành các khối xơ cứng trong bầu ngực
  6. Cấp độ 6: Áp xe vú biến chứng. Đây là cấp độ nặng nhất của tắc sữa khi chuyển từ áp xe vú sang nhiều biến chứng nặng nề hơn gồm khối viêm mãn tính, viêm mô liên kết dù chữa vẫn sẽ tái lại, khối áp xe lan qua mạch máu gây nhiễm trùng máu, tổn thương toàn cơ thể, mẹ có thể sẽ bị nhiễm độc nặng và hoại tử khiến phải cắt bỏ ngực.

Hướng dẫn Cách chữa tắc tia sữa nặng?

Theo phân tích mức độ từ nhẹ đến nặng của tắc tia sữa ở phần trên thì có thể thấy từ cấp độ 3 trở đi, lúc này tắc tia sữa trên cơ thể người mẹ chuyển qua giai đoạn nặng đến rất nặng. Vậy, việc cách chữa tắc tia sữa nặng như thế nào thì các mẹ hãy cùng xem tiếp bài viết nhé!

  • Với cách chữa tắc tia sữa nặng ở cấp độ 3

- Mẹ cần uống đầy đủ nước và ăn đầy đủ chất, cần nghỉ ngơi đầy đủ điều độ bởi khoảng thời gian này rất quan trọng. Tình trạng lo lắng và căng thẳng cũng sẽ khiến tình trạng của mẹ chuyển biến xấu thêm. Do đó, mẹ nên thư giãn thả lỏng tạo tinh thần tốt nhất để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao

- Hãy tiếp tục massage, chườm nóng bầu ngực để đánh tan các khối sữa đông trong bầu ngực mẹ nhé. Kết hợp đun lá đinh lăng uống thay nước lọc giúp khơi thông nguồn sữa, và mẹ lưu ý thời gian này mẹ không được dùng thuốc cai sữa mà vẫn tiếp tục cho em bé ti thường xuyên nhé bởi sẽ giúp ích cho mẹ trong việc khơi thông sữa đó

- Cho bé bú liên tục cách mỗi 2-3 tiếng một lần, em bé bú xong mẹ hãy vắt kiệt sữa dư thừa còn lại. Ngoài ra, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bầu ngực và núm vú trước và sau khi em bé ti để không tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập

  • Với cách chữa tắc tia sữa nặng cấp độ 4 trở lên

- Giai đoạn 4 là giai đoạn lúc này tình hình trở khá nghiêm trọng vì do đã tạo mủ nên việc áp dụng phương pháp đơn giản thường không mang lại  hiệu quả như mong muốn

- Từ cấp độ 4 trở đi các mẹ nên đến trực tiếp các bệnh viện hoặc trung tâm chuyên khoa có uy tín để được thăm khám, đưa ra phác đồ điều trị cũng như có những lời khuyên đến từ những bậc chuyên gia trong lĩnh vực phù hợp đối với từng - mẹ để quá trình điều trị đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

  • Cách chữa tắc tia sữa nặng ở cấp độ 5

- Cấp độ 5, mẹ tuyệt đối không cho trẻ bú nữa bởi lúc này trong sữa mẹ có mủ nên sẽ rất nguy hiểm khi con nhỏ bú mẹ. Giai đoạn này mẹ cần phải hút chích mủ để chữa trị

- Khi để quá lâu tình trạng sẽ rất nhanh chóng chuyển qua giai đoạn 6, lúc này mẹ sẽ phải trải qua cuộc tiểu phẫu để giải quyết vấn đề một cách triệt để. Nếu biến chứng trở nặng mẹ buộc phải cắt bỏ ngực

- Vì vậy, mẹ hãy khắc phục càng sớm càng tốt, để lâu  không chỉ làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của mẹ mà tắc tia sữa nặng sẽ khiến bé không được bú mẹ thậm chí phải cai ngay từ khi rất nhỏ mẹ nhé!

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và kháng thể tốt nhất cho con trẻ. Các chuyên gia khuyên nên cho em bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để bé được phát triển toàn diện thể chất cũng như tinh thần và trí não của bé.

Nếu mẹ đang gặp phải vấn đề tắc tia sữa hoặc ít sữa thì mẹ có thể tham khảo Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sữa mẹ SAKURA tại MAMA YOSHINO. Đây là trung tâm uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé hiện nay tại Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn Nhật Bản.

Mama Yoshino không chỉ cung cấp “Sữa Mẹ Sakura” mà còn chăm sóc sức khỏe cả mẹ và bé, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, chăm sóc cơ thể cho bé yêu và nhiều dịch vụ khác đi kèm khác nữa. Trên đây là toàn bộ thông tin vô cùng hữu ích, các mẹ có thể lưu lại và tham khảo nhé!

Các chi nhánh Mama Yoshino
1. TÂY HỒ

Địa Chỉ: Số 40 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.

Tel: 0971.493.999

Google Map:

2. THANH XUÂN

Địa Chỉ: Số 270 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 0971.493.999

Google Map:

3. XUÂN MAI

Địa Chỉ: Ngã tư Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội

Tel: 0971.493.999

Google Map:

Đăng kí trải nghiệm

Lưu ý: Áp dụng cho khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ

Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ của mẹ
Trải nghiệm
Ghi Chú
×
Hotline: 0971.493.999
Facebook
Zalo: 0971.493.999