Hăm tã là một dạng viêm da vị trí vùng mặc tã, phổ biến ở trẻ sơ sinh và ở trẻ nhỏ, điều này khiến cho vùng da đó của các con đỏ rát và gây khó chịu. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trên cho bé bởi do các bậc phụ huynh không để ý thay tã thường xuyên, bỉm tã của bé bị ướt hay sự cọ xát nhiều của vùng da.
Ngày nay, trên thị trường có xuất hiện một vài loại thuốc bôi da chống hăm tã cho trẻ, thế nhưng nhiều mẹ lại rất “trung thành” với lá tắm bé dân gian vì sự an toàn tuyệt đối và công dụng chúng mang lại vô cùng hiệu quả. Đến đây liệu mẹ đã biết trẻ bị hăm tắm lá gì cho mau khỏi chưa? Nếu chưa hãy cùng theo dõi Mama Yoshino để được lời giải đáp nhé!
Lá khế được mệnh danh là thần dược điều trị bệnh hăm tã và rôm sảy hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà. Để tiến hành thực hiện tắm bé tại nhà với lá khế, trước tiên mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu là một nắm lá khế đem rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo, mẹ hãy cho vào xay hoặc giã nát cùng với chút muối hạt, thêm chút nước để lọc phần bã và phần nước nguyên chất. Riêng phần nước mẹ chắt vào chậu pha thêm nước nóng vừa ấm đủ để tắm trực tiếp cho bé yêu.
Lá trầu không với công dụng đặc biệt trong việc điều trị viêm nhiễm, kháng khuẩn cực kỳ tuyệt vời, đã được nhiều mẹ quan tâm lựa chọn tắm bé sơ sinh tại nhà để giúp hỗ trợ điều trị bệnh hăm tã, mụn nhọt và rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Đặc điểm của loại lá này có tính cay và ấm có khả năng kích thích hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương, điều trị các bệnh đau đầu, giãn tĩnh mạch, kháng viêm và tiêu sưng mau chóng. Thế nên, trẻ bị hăm tắm lá gì cho mau khỏi, mẹ hãy sử dụng ngay lá trầu không tắm cho con yêu nhằm điều trị dứt điểm kịp thời tình trạng trên nhé.
Cách thực hiện mẹ có thể làm như sau: Mẹ ngắt khoảng 3 - 4 lá trầu không đem rửa sạch, sau đó bỏ vào nồi đun nước để nguội. Mẹ nhúng khăn sạch xuống nước đã đun, vắt cho ráo nước rồi thấm lên những vị trí bị hăm của bé. Mẹ chỉ cần duy trì thực hiện trong khoảng 1 tuần, mỗi ngày 2 - 3 lần sẽ cải thiện da của con một cách rõ rệt.
Tất cả các bộ phận của cây ổi đều có tác dụng tốt trong việc kháng viêm và điều trị chứng đi tiêu lỏng ở cả người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả. Bên cạnh đó, búp ổi non được sử dụng để trị hăm tã cho các bé sơ sinh với hiệu quả vô cùng bất ngờ.
Mẹ lựa chọn lấy những búp ổi non cho rửa sạch và đun lấy phần nước chắt ra để lau phần bị hăm trên da cho con. Mỗi ngày mẹ nên thực hiện lau đều đặn vết hăm cho bé từ 2 - 3 lần để nhanh chóng đạt hiệu quả tối đa.
Nếu như được hỏi trẻ bị hăm tắm lá gì, vậy mẹ đừng ngần ngại mà nhắc tên lá chè xanh nhé. Lá chè xanh được xem như một vị thuốc, một loại thảo dược quý hỗ trợ thanh nhiệt giải độc cơ thể trọn vẹn, giúp chống viêm và tiêu sưng vết thương hở một cách nhanh chóng. Tương tự như các loại lá trên, mẹ có thể thực hiện tắm lá chè xanh cho bé bằng cách đun nóng để các dưỡng chất chảy ra để tắm hoặc dùng khăn nhúng và vắt ráo nước lau nhẹ nhàng trên vị trí trẻ bị hăm. Với cách làm nào mẹ cũng cần có sự kiên trì và hãy duy trì tắm bé tới khi bé khỏi hẳn vết thương.
Trong Đông y, cây cỏ sữa là một vị thuốc đặc biệt với công dụng giúp hỗ trợ kháng và tiêu viêm, tiêu độc, vừa có tác dụng thanh nhiệt thải độc hiệu quả mà vừa giúp lưu thông tia sữa cho chị em phụ nữ mới sinh mau chóng. Bên cạnh đó, loại cây này được giới chuyên gia nghiên cứu thì thấy trong lá cây có chứa thành phần gây ức chế sự sản sinh của các loại vi khuẩn hay virus làm viêm da và hăm da ở trẻ sơ sinh.
Cây cỏ roi ngựa là loại cây thân thảo, mọc thành bụi, chiều cao cây trung bình từ 30 - 60cm. Sở dĩ có tên gọi là cỏ roi ngựa là bởi hoa của cây này mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu xanh, quả nang có 4 nhân, dáng thân cây mọc thẳng, có đốt như roi ngựa, nên có tên gọi là cỏ roi ngựa. Cỏ roi ngựa được đem phơi khô, hoặc được rửa sạch rồi sao vàng.
Với mong muốn chữa hăm tã cho bé yêu một cách hiệu quả cao nhất, mẹ có thể thực hiện đun nước và tắm bé như các loại lá bên trên hay cũng có thể lựa chọn cách đổ nước sôi vào ấm hoặc tích đã chứa nguyên liệu cỏ roi ngựa đựng trong đó và hãm trong 10 - 15 phút. Khi thời gian đến, mẹ chắt nước để bớt nóng thì dùng khăn mềm mỏng nhúng xuống nước chuẩn bị, vắt khô và lau nhẹ nhàng vị trí vết thương cho bé. Mẹ làm liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày duy trì từ 2 - 3 lần cho bé, chắc chắn sẽ khiến mẹ bất ngờ về hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại.
Trẻ bị hăm tắm lá gì? Nhất định mẹ không thể bỏ qua cây mã đề chữa hăm tã cực kỳ tốt và hiệu quả mang lại rất cao. Thông thường, mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, sinh sống tập trung ở những nơi ẩm ướt, đất thịt và mềm, vậy nên chúng có phổ biến ở khu vực nông thôn nhiều hơn. Cách thực hiện chữa hăm cho con rất đơn giản, mẹ kiếm lấy 1 nắm nhỏ mã đề tươi đem về rửa sạch, sử dụng nước muối loãng để ngâm giúp loại bỏ kỹ càng bụi bẩn và vi khuẩn còn bám chắc trên lá. Sau khi vớt lá khỏi nước muối thì mẹ hãy để cho ráo, có thể bỏ vào giã nát rồi mẹ chắt lấy phần nước nguyên chất, dùng khăn chấm vào nước đã lọc và thoa lên những vùng con bị hăm. Điều này giúp hỗ trợ làm dịu vùng da tổn thương do vết hăm tã gây ra.
Với chủ đề trẻ bị hăm tắm lá gì cho mau khỏi trên đây mà chúng tôi đã chia sẻ đến mẹ, hy vọng rằng những thông tin trên bài viết sẽ hỗ trợ mẹ chăm sóc làn da và cơ thể cho bé một cách khỏe mạnh, an toàn và hiệu quả toàn diện, giúp cho làn da của con luôn luôn mềm mịn, căng mướt mỗi ngày.
Địa Chỉ: Số 40 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Tel: 0971.493.999
Google Map:
Địa Chỉ: Số 270 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 0971.493.999
Google Map:
Địa Chỉ: Ngã tư Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Tel: 0971.493.999
Google Map:
Lưu ý: Áp dụng cho khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ