Tắc tia sữa nổi cục phải làm sao? Mẹ đã biết hay chưa
Thiên chức lớn nhất của đời người phụ nữ không đơn giản chỉ là người vợ ngoan hiền, mà là một người mẹ của những đứa con bé bỏng, nuôi dưỡng con bằng dòng sữa nóng dồi dào của mình cùng tất cả những gì mà mẹ có.
Tuy nhiên, trong hành trình làm mẹ lần đầu, mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng không biết phải làm sao, những áp lực ấy dồn nén mẹ khiến cho mẹ luôn trăn trở một điều là làm thế nào để gọi sữa về được nhiều hơn cho con bú, ăn uống như thế nào để vào con…
Những áp lực trong tâm lý, sự căng thẳng tột cùng đã đẩy mẹ rơi vào tình trạng tắc tia sữa. Vậy tắc tia sữa nổi cục phải làm sao? Hãy khám phá bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!
Viêm tắc tia sữa là gì? Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa nổi cục
1.Viêm tắc tia sữa là gì?
Tình trạng viêm tắc tia sữa xảy ra ở hầu hết các chị em phụ nữ sau sinh trong khoảng thời gian đầu, và có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mẹ nuôi con bằng sữa.
Cơ chế tạo sữa: Sữa của mẹ được sản xuất từ các nang sữa trong bầu ngực, rồi chảy về khoang ở phía sau vú, dưới tác dụng dùng lực hút sữa của bé, theo tự nhiên các tia sữa chảy ra bên ngoài theo hướng bé hút. Tuy nhiên, khi sữa tiết ra quá nhiều nhưng lòng ống dẫn sữa lại quá nhỏ, khiến sữa bị tắc lại dẫn đến viêm tắc sữa cho mẹ.
2.Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa nổi cục
Hiện tượng tắc tia sữa nổi cục là hiện tượng kéo dài mà không được điều trị kịp thời của chứng tắc tia sữa, hay nói cách khác lúc này hiện tượng tắc tia sữa nổi cục đang ở thể nặng hơn. Bởi khi các dòng sữa không thể giải phóng tự do ra ngoài nên đã bị vón thành từng cục trong ngực mẹ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi cục này có thể là do các vi khuẩn đã xâm nhập được vào bên trong ống dẫn sữa, thông qua các vết thương hở từ núm vú của mẹ. Chúng hoành hành phá vỡ mô tuyến vú khiến cho sữa không thể lưu thông ra bên ngoài, tạo thành cục vón bên trong.
Những hậu quả khi mẹ không điều trị tắc sữa kịp thời
Nếu tình trạng tắc tia sữa nổi cục không được điều trị kịp thời, sẽ dễ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khó lường, tiêu biểu nhất là các hậu quả sau đây:
1.Đối với con trẻ
- Hậu quả khi không được điều trị kịp thời, bé sẽ không được bú sữa mẹ thường xuyên, từ đó, con không được bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể dễ dẫn tới còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng…
- Khi không đủ sữa cho trẻ bú, bé đói dẫn tới hay quấy khóc nên sẽ hình thành thói quen xấu cho bé sau này. Việc sử dụng sữa công thức ngoài quá sớm trong khi hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh là điều vô cùng không tốt cho bé.
- Quá trình sử dụng sữa ngoài nhiều sẽ khiến bé quen hương vị của sữa, khiến con dần quên mất mùi vị sữa của mẹ, nên cho con bú mẹ bé sẽ cảm thấy không hấp dẫn và thường xuyên bỏ bú mẹ.
2.Đối với bản thân người mẹ
- Không điều trị kịp thời khiến cho mẹ mất đi dòng sữa hoàn toàn.
- Tắc tia sữa nổi cục khiến cho mẹ luôn trong trạng thái cương tức, cơn đau sẽ lan ra những vùng xung quanh, đi kèm là triệu chứng sốt cao cho mẹ.
- Quá trình kéo dài, không được can thiệp dẫn tới u xơ tuyến vú cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
- Khi bị viêm nhiễm hay nhiễm trùng trong ống dẫn sữa sẽ phát triển thành viêm vú, áp xe hay nhiều bệnh lý khác cũng từ đây mà tạo ra vô cùng nguy hiểm.
Tắc tia sữa nổi cục phải làm sao? Cách khắc phục như thế nào?
Với tình trạng nguy hiểm của tắc sữa, nếu biết mình đang gặp hiện tượng tắc tia sữa nổi cục phải làm sao? Mẹ cần xử trí khắc phục nó như thế nào?
1.Chủ động điều trị tại nhà
- Khi gặp tình trạng tắc sữa nổi cục, mẹ hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên, chia cữ cách 2-3 giờ/lần, dù đau nhưng sẽ đem lại hiệu quả khơi thông tia sữa cho mẹ.
- Mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ đầu ti và bầu ngực mỗi khi cho bé bú hoặc trước khi cho con bú, để tránh gây viêm nhiễm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Mẹ thử áp dụng một số bài thuốc dân gian như chải lược, uống nước xơ mướp, nước lá đinh lăng, hay lá bồ công anh, hoặc đắp nóng…để làm tan cục cứng trong bầu ngực.
- Bên nào bị cứng nhiều thì mẹ nên cho bé bú ưu tiên bên cứng trước, sau khi cục cứng đã tan thì cho bé sử dụng đều đặn bú cả hai bên ngực của mẹ.
- Nếu bé không bú hết cữ sữa trong ngày mẹ hãy dùng máy vắt kiệt lượng sữa dư ra để tránh lại gây tắc sữa.
2.Thăm khám tại bệnh viện để được điều trị đúng cách
- Tắc tia sữa nổi cục phải làm sao? Nếu như tình trạng trên kéo dài, việc áp dụng điều trị các phương pháp tại nhà không có hiệu quả thì chúng tôi khuyên mẹ nên đến để được các bác sĩ thăm khám, lựa chọn phương án phù hợp với tình trạng tắc tia sữa của mình và điều trị kịp thời.
- Ngày nay, phương pháp chiếu đèn hồng ngoại trong tắc tia sữa được sử dụng phổ biến tại nhiều các bệnh viện lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…và nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh, trong đó có Mama Yoshino.
- Song song cùng quá trình điều trị, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn chia sẻ các kiến thức và cách cho bé bú làm sao để hiệu quả nhằm ngăn ngừa tình trạng tắc sữa tái phát cho mẹ.
3.Duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
- Tắc tia sữa nổi cục phải làm sao? Một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành hormone trong cơ thể người mẹ. Do đó, mẹ hãy thiết lập cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp mẹ cân bằng các chất, đừng quên bổ sung đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày mẹ nhé.
- Mẹ hãy duy trì thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ đủ giấc, suy nghĩ tích cực hạn chế hoặc tránh tuyệt đối điều tiêu cực thì càng tốt. Ngoài ra, mẹ bổ sung lợi sữa thông qua thực phẩm ăn hàng ngày hoặc có thể dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ kích sữa về.
Mong rằng, với bài chia sẻ về tình trạng cũng như tắc tia sữa nổi cục phải làm sao, sẽ giúp mẹ nắm được những thông tin hữu ích và nếu như có gặp phải tình trạng tắc sữa vón cục, thì mẹ có thể an tâm và bình tĩnh hơn để giải quyết, khắc phục một cách hiệu quả nhất.